STAINLESS STEEL LÀ GÌ? ĐỒNG HỒ STAINLESS STEEL LÀ GÌ

Trong cuộc sống này gần như bất cứ ai cũng phải gặp qua, sử dụng qua vật dùng nào đó được làm bằng Stainless Steel, có thể là chiếc đồng hồ, cái bàn, cái ly, chiếc xe, thậm chí là nhà ở hay công trình kiến trúc đồ sộ … vậy Stainless Steel là gì mà nó lại được dùng nhiều đến như vậy? Đến với bài viết này bạn sẽ có được đáp án cho những thắc mắc của mình.
STAINLESS STEEL LÀ GÌ?
Stainless steel là tên Tiếng Anh của từ Thép không gỉ hay còn gọi là Inox. Thép không gỉ là một hợp kim sắt chứa chất Crom với lượng tối thiểu là 10,5%. Crom sẽ tạo ra một lớp mỏng oxit trên bề mặt của thép. Chính lớp oxit mỏng này giúp ngăn chặn sự ăn mòn trên bề mặt do sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Càng tăng tỉ lệ Crom trong hợp kim sẽ càng làm tăng khả năng chống ăn mòn của stainless steel. Không chỉ có Crom, hợp kim thép không gỉ còn chứa các chất như Carbon, Nikel, Molypden, Mangan… nhằm làm tăng khả năng chống mài mòn cũng như bổ sung thêm một vài đặc tính tốt khác như khả năng tạo hình, tính bền…
AI ĐÃ TẠO RA STAINLESS STEEL?
Trừ kim loại quý, hiếm như vàng, bạch kim, … Kim loại nói chung và các hợp kim nói riêng, vấn đề gỉ sét đã khiến cho loại chất liệu này gặp rất nhiều hạn chế khi dùng thường xuyên trong cuộc sống, môi trường luôn tồn tại độ ẩm, chất ăn mòn, … và điều đó đã thôi thúc các nhà luyện kim tạo ra chất liệu nào đó tối ưu hơn.
Chromium (Crôm) là một kim loại có đặc tính chống gỉ sét, ăn mòn siêu hạng đã được chọn lựa nhưng vì liên quan đến giá thành, nó đã trở thành một trong hai nguyên liệu quan trọng nhất cùng với Sắt để tạo ra chất liệu Stainless Steel ngày nay.
– – – 1821, Pierre Berthier người Pháp đã tạo ra hợp kim sắt-crôm chống ăn mòn làm dụng cụ y tế
– – – 1872, Clark và Woods người Anh đã nhận bằng sáng chế cho hợp kim thép không gỉ đầu tiên
Và thời gian trôi qua, không ngừng có những loại Stainless Steel khác nhau ra đời, mỗi loại đều có thế mạnh riêng của mình cho từng lĩnh vực khác nhau như máy công nghiệp, máy dân dụng, đồ dân dụng, thiết bị y tế, đồ trang sức, đồng hồ, …
CÔNG THỨC CỦA CHẤT LIỆU STAINLESS STEEL
Có rất nhiều loại Stainless Steel nên cũng có rất nhiều công thức Stainless Steel khác nhau. Tuy vậy đến thời điểm hiện tại muốn được liệt kê vào hàng ngũ chất liệu Stainless Steel thì phải có ít nhất 10.5% Chromium kết hợp với thành phần chính là sắt (thép) và các kim loại, phi kim phụ gia khác để tăng độ bền, độ dẻo dai, độ bền nhiệt là: Niken, Molypden, Titanium, Đồng, Carbon, Nitơ.
STAINLESS STEEL GỒM NHỮNG LOẠI
Ferritic, Austenitic, Martensitic, Duplex.
Trong đó:
Ferritic: Stainless steel nhóm này chứa tỉ lệ Carbon tương đối thấp (thường <0.1%) nên chúng ít có độ dẻo dai bằng các loại thép không gỉ khác. Stainless steel Ferritic có độ chống ăn mòn cao hơn thép mềm, không thể làm cứng bằng phương pháp xử lý nhiệt và chúng có từ tính. Các mác stainless steel nhóm này là SUS 430, 410, 409 chứa tỉ lệ Crom từ 12% đến 17%.
Austenitic: Đây là loại stainless steel phổ biến nhất trên thị trường. Nhóm thép không gỉ này được bổ sung thêm các chất như nikel 7%, crom 16%, carbon (C) 0.08% và các yếu tố khác như molybden, nito…giúp chúng có khả năng chống oxy hóa tốt trong môi trường nhiệt độ cao, không nhiễm từ, dễ tạo hình trong gia công như cắt, uốn, hàn,…Các mác thép phổ biến của Austenitic l à SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s
Martensitic: Tương tự như nhóm Ferritic nhưng nhóm stainless steeel này có tỉ lệ Carbon cao hơn (1%), tỉ lệ Crom là 11% đến 13%. Nhóm này có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, mức độ chống ăn mòn thấp hơn Austenitic, có từ tính và khả năng định hình thấp.
Duplex: Nhóm chứa ferritic và austenite theo tỉ lệ 50:50 nên chúng vừa có đặc tính của Ferritic và của Austenite. Duplex stainless steel có độ mềm dẻo linh hoạt, độ bền cao. Các mác thép thuộc nhóm này là LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA.
CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH CỦA STAINLESS STEEL
Vì stainless steel gồm nhiều loại và nhiều đặc tính nên được ứng dụng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, ngày càng nhiều người sử dụng thép không gỉ để cải thiện đời sống cũng như tiết kiệm chi phí, thời gian nhờ đặc tính bền và chống ăn mòn cao, dễ dàng vệ sinh. Sau đây Inox Đại Dương gửi đến bạn đọc một số ứng dụng của thép không gỉ
Trong gia dụng
Thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi nhất trong gia dụng bằng cách làm các đồ dùng nhà bếp như nổi, chảo, dao nĩa, muỗng đũa, thau, chậu, bếp ga,…Ngoài ra còn có các dụng cụ phục vụ cho vệ sinh, khử mùi, sử dụng cho nhà tắm như bồn rửa, vòi hoa sen, vòi nước. Sử dụng thép không gỉ cho các sản phẩm này càng làm phòng tắm trở nên sáng bóng và sạch sẽ hơn.
Dụng cụ nhà bếp
Trong công nghiệp
Thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp năng lẫn công nghiệp nhẹ như hóa dầu (thùng chứa hóa chất), đóng tàu (các bộ phận như neo, chấn lưu, mái chèo, các đường dẫn và một số bộ phận của tàu thuyền, hệ thống xử lý nước thải…), thực phẩm (các dụng cụ trong nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn, nhà máy nước uống, bia, nước ngọt, đồ hộp chứa thực phẩm, bình giữ nhiệt…)
Trong ngành thực phẩm:
Trong y tế:
Ngành y tế có yêu cầu rất cao trong vấn đề vệ sinh và vô trùng, do đó, thép không gỉ có thể đáp ứng tốt cho các ứng dụng ngành này như mũi kim tiêm, dụng cổ phòng mổ (dao, kéo, kẹp…) giường y tế, tủ đầu giường, đèn phòng phẫu thuật, thùng phaan loại rác, ca, ly, bình chứa thuốc (chất lỏng), dụng cụ thí nghiệm… Inox thường được sử dụng trong ngành y tế là Inox SUS316, SUS316L nhờ đặc tính chịu nhiệt và chống ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt.
Trong xây dựng
Vì thép không gỉ có đặc tính bền và chống oxy hóa cao nên sử sử dụng triệt để cho các ứng dụng trong ngành xây dựng, đặc biệt là những công trình khu vực ngoài trời. Ngoài ra, vì inox dễ định hình uốn cong nên được sử dụng một cách đa dạng. Ngày nay, inox còn được dụng để làm tôn lợp vì đặc tính chịu nhiệt cao của nó. Tính ứng dụng của thép không gỉ cũng khá cao trong ngành kiến trúc, những công trình từ quy mô nhỏ đến quy mô tầm cỡ trên thế giới.
Trong vận tải
Thép không gỉ còn được ứng dụng để làm các thiết bị, bộ phận các loại xe cộ như các hệ thống ống xả khí, khung sườn xe, vành bánh xe, vòng đệm… Các bộ phận, thiết bị trong phương tiện xe lửa, máy bay và các phương tiện công cộng khác cũng sử dụng thép không gỉ nhằm gia tăng tuổi thọ của sản phẩm, dễ vệ sinh (do độ bám bẩn của inox rất thấp).
Trong trang trí
Hiện nay, nhu cầu về làm đẹp nhà ở, các công trình kiến trúc…ngày càng tăng cao. Tận dụng lợi thế những đặc tính tốt của thép không gỉ, người ta sử dụng chúng trong trang trí nội thất, sân vườn, tòa nhà, các nơi công cộng…
Ngành đồng hồ
Đồng hồ đeo tay không chỉ đơn thuần là một vật dùng để xem ngày giờ hàng ngày, mà nó còn là một biểu tượng, một đồ vật giúp người sử dụng thể hiện khát khao và đẳng cấp. Đồng hồ đeo tay rất nhiều chất liệu từ nhựa cho đến vàng, thép hay đá quý …. nhưng có thể nói đồng hồ stainless steel là một trong những chất liệu đồng hồ đẳng cấp và phổ biến bật nhất trong đó phải kể đến các thương hiệu đồng hồ stainless steel lừng danh như: Rolex từ Thụy Sỹ, Cartier từ Pháp, Longines, Hublot …
ĐỒNG HỒ STAINLESS STEEL LÀ GÌ
Đồng hồ Stainless Steel hay còn gọi là đồng hồ thép không gỉ, là loại đồng hồ có vỏ, dây hoặc cả dây và vỏ đều được làm bằng Stainless Steel. Điều này giúp cho đồng hồ có khả năng chịu mồ hôi, nước muối, nước biển, acid hữu cơ như chanh, giấm, … hoặc các loại thực phẩm, dung dịch thường gặp.
Và như thế, đồng hồ của bạn sẽ luôn sáng, đẹp bất kể thời gian. Hiện nay có hai loại chất liệu Stainless Steel được sử dụng trên đồng hồ là:
- Lớp 316L:Fe, C 0.08 %, Si 0.75%, Mn 2.00%, P 0.045%, S 0.030%, Cr 16.00/18.00%, Mo 2.00/3.00, Ni 10.00/14.00%, N 0.10%
- Lớp 904L (Rolex): Fe, <0.02% C, 19-23% Cr, 23-28% Ni, 4-5% Mo, <2.0% Mn, <1.0% Si, <0.045% P, <0.035% S, 1.0-2.0% Cu
Cả hai đều thuộc loại Austenitic Stainless Steel nhưng 316L cứng hơn, dễ tạo hình hơn, giá cũng rẻ hơn và cũng là loại thép không gỉ được hầu hết các thương hiệu đồng hồ sử dụng. Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Rolex dùng loại 904L chịu ăn mòn tốt hơn nhưng giá đắt, chịu nhiệt độ cao kém, khó gia công.
VÌ SAO NÊN MUA ĐỒNG HỒ STAINLESS STEEL
- Gần như không bao giờ gỉ sét (khi dùng hằng ngày, đi bơi biển,…)
- Độ cứng cao nên rất khó bị trầy xước, móp méo cong vênh
- Trọng lượng vừa đủ cho tay hoạt động thoải mái
- Dễ đánh bóng, dễ thay thế, giá thành hợp lý
- Không độc hại, cực hiếm khi gây dị ứng da
- Nhiều thương hiệu, mẫu mã
- Bền đẹp với thời gian
MUA ĐỒNG HỒ STAINLESS STEEL Ở ĐÂU?
Chúng ta có thể tìm đến mua đồng hồ ở các trung tâm thương mại lớn, cửa hàng, đại lý có giấy chứng nhận độc quyền bán đồng hồ. Nếu không chúng ta có thể tìm các trang web bán hàng uy tín, có chứng nhận đầy đủ đồng hồ của hãng tại Việt Nam.
Qua bài viết ĐỒNG HỒ STAINLESS STEEL có thể mang đến những kiết thức về các khái niệm đồng hồ cũng như giúp những ai muốn sở hữu một chiếc đồng hồ chất lượng có thể tìm được sản phẩm phù hợp.